1. Chỉ giới xây dựng là gì?
Chỉ giới xây dựng được quy định rõ tại Luật Xây dựng 2014 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD (có hiệu lực từ ngày 05/7/2021), cụ thể khoản 6 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 và Thông tư 01/2021/TT-BXD quy định thống nhất như sau:
“Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất.”.
Bạn đang xem: Chỉ giới xây dựng là gì? Đất ngoài chỉ giới có được xây dựng không?
Trước ngày 05/7/2021, Thông tư 22/2019/TT-BXD quy định chỉ giới xây dựng là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất cho phép xây dựng công trình và phần đất lưu không.
Mặc dù Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BXD có quy định khác về mặt câu từ nhưng bản chất vẫn có sự thống nhất với Luật Xây dựng 2014.
Tóm lại, chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất.
2. Đất ngoài chỉ giới có được xây dựng không?
Đất ngoài chỉ giới xây dựng thuộc một trong hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Đất thuộc chỉ giới đường đỏ (không có khoảng lùi)
Trường hợp này xảy ra khi chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, khi đó đất nằm ngoài chỉ giới xây dựng cũng đồng nghĩa với việc nằm ngoài chỉ giới đường đỏ (thuộc chỉ giới đường đỏ).
Căn cứ quy định về các chi tiết kiến trúc công trình tiếp giáp với tuyến đường tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng (QCVN 01:2021/BXD) thì công trình xây dựng phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
– Không cản trở hoạt động giao thông tại lòng đường;
– Đảm bảo an toàn, thuận tiện cho hoạt động đi bộ trên vỉa hè;
– Không ảnh hưởng đến hệ thống cây xanh, công trình hạ tầng kỹ thuật nổi và ngầm trên tuyến phố;
– Đảm bảo tính thống nhất về cảnh quan trên tuyến phố hoặc từng đoạn phố;
Xem thêm : 9 Loại Vật Liệu Xây Dựng Mới Bền Vững – Đẹp – Bảo Vệ Môi Trường Phan Phong 2023-07-27T10:13:06+07:00 Vật liệu xây dựng mới giúp các căn nhà phố hiện đại trở nên bền vững hơn, tối ưu về mặt chi phí. Ngoài ra còn đảm bảo tính thẩm mỹ cao, thân thiện môi trường.
Những khám phá về vật liệu mới trong xây dựng, trong thiết kế nội thất mang tới những trải nghiệm sống đẳng cấp trong những thiết kế nhà phố hiện đại. Chúng đáp ứng được đòi hỏi về kỹ thuật, độ bền, và tính tinh tế của công trình. Tổng quan nội dung bài viết Toggle 4 loại vật liệu mới trong xây dựng hiện nayTổng hợp 5 vật liệu mới trong nội thất 4 loại vật liệu mới trong xây dựng hiện nay
Có khá nhiều loại vật liệu mới được tìm ra trên thế giới. Nhưng để đưa vào ứng dụng rộng rãi trong xây dựng thì cần một khoảng thời gian dài. Trong những vật liệu xây dựng mới trong kiến trúc tại Việt Nam, phải kể đến đầu tiên là tấm lợp sinh thái, gạch không nung và panel ALC. 1. Sàn Vinyl
Sàn nhựa Vinyl được làm từ nhựa polyvinyl clorua (PVC) với những tính năng nổi bật như độ bền cao, kháng khuẩn, chống bụi tốt, chống trơn trượt, mẫu mã đa dạng.
Bên cạnh việc dùng gạch Ceremic hoặc gỗ, đá để lót sàn cho những ngôi nhà phố, sàn Vinyl hiện nay là một sự lựa chọn được đông đảo gia chủ ưu ái. So với việc thi công sàn nhà bằng gỗ hoặc đá, sàn nhựa Vinyl có thiết kế hoa văn giả gỗ và đá với tính năng phù hợp với từng khu vực khác nhau giúp anh chị có thể tối ưu được chi phí thi công hơn. * Cấu tạo sàn Vinyl 2. Tấm lợp sinh thái (tôn sinh thái)
Sản xuất từ nguyên liệu tái sinh thân thiện môi trường, có trọng lượng siêu nhẹ. Thiết kế kiểu dáng dạng sóng và màu sắc giống ngói cải tiến.
Tấm lợp sinh thái không chứa chất độc Amiăng (loại chất gây ung thư có trong các tấm lợp fibro xi măng thường dùng). Tấm lợp sinh thái có trọng lượng nhẹ, cách âm, cách nhiệt tốt bên cạnh khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt.
Với những ưu điểm ấy, tấm lợp sinh thái là một trong số những vật liệu mới trong kiến trúc được cân nhắc sử dụng cho những công trình nhà phố hiện nay. * Tấm lợp sinh thái Outduline 3. Gạch không nung
Khái niệm gạch không nung không mới nhưng thực tế hiện nay loại gạch này vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi. Dù có thông tư 13/2017/tt-bxd của bộ xây dựng quy định về việc sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng.
Xét về thành phần cấu tạo, gạch không nung có thể chia ra thành các loại: Gạch không nung tự nhiên và gạch papanh Gạch bê tông cốt liệu (block) Gạch bê tông khí chưng áp AAC Gạch bê tông bọt
Với những ưu điểm của gạch không nung như: trọng lượng nhẹ, cách âm cách nhiệt tốt, chịu lực tốt, giá thành thấp hơn gạch nung và thân thiện với môi trường. Hy vọng trong tương lai không xa, loại vật liệu này sẽ được sử dụng rộng rãi hơn. * Những loại gạch không nung phổ biến hiện nay 4. Panel bê tông khí chưng áp (ALC)
Đây là một ứng dụng của tấm tường AAC có gia cường lưới thép. Panel ALC có những ưu điểm: Siêu nhẹ. Với dùng một diện tích xây dựng, tấm tường panel ALC chỉ bằng ½ trọng lượng tường xây gạch tuynel (gạch nung) dày 10 cm, và chỉ bằng ¼ tường xây gạch tuynel dày 20 cm. Cường độ cao: Khả năng chịu lực va đập tương đương với tường gạch tuynel chất lượng cao hiện nay. Khả năng chống cháy cao: Sản phẩm là vật liệu vô cơ và không bắt cháy, kết cấu nhiều lỗ khí nhỏ không dẫn nhiệt, do đó chống cháy tốt. Cách nhiệt, cách âm tốt. * Panel bê tông nhẹ ALC
Hiện nay, panel ALC dần được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, được coi như loại vật liệu mới thay thế tường gạch. Việc thi công những ngôi nhà phố ứng dụng theo phương pháp lắp ghép này giúp rút ngắn thời gian và chi phí thi công. Tổng hợp 5 vật liệu mới trong nội thất
Những vật liệu quen thuộc giờ đây dần được thay thế bằng những vật liệu mới bởi những ưu điểm vượt trội của chúng. Tại Việt Nam hiện nay, những vật liệu mới trong thiết kế nội thất phải kể đến như: Gỗ công nghiệp Các loại kính Đá Granite, đá Marble Ván nhựa Acrylic Vật liệu xanh-mây tre đan lát 1. Gỗ công nghiệp
Vật liệu gỗ mới dùng trong nội thất được chia ra gỗ cốt liệu và bề mặt gỗ công nghiệp.
Ứng dụng để làm sàn nhà, ốp tường, cầu thang, lan can, cửa phòng… và các đồ nội thất trong gia đình như bàn, tủ, kệ. Gỗ cốt liệu
Các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến: cốt gỗ MFC, cốt gỗ MDF, cốt gỗ HDF và cốt gỗ dán.
– Cốt gỗ MFC còn có tên khác là ván dăm. Đặc điểm dễ thấy là không mịn. Khi nhìn bằng mắt thường có thể dễ dàng phân biệt các dăm gỗ. Loại gỗ này thường được dùng bàn làm việc, tủ trong gia đình.
– Cốt gỗ MDF (ván mịn), với loại gỗ này khi nhìn bằng mắt, ta dễ dàng thấy được sự nhẵn nhụi. MDF có công nghệ sản xuất phức tạp hơn nên giá thành cao hơn MFC. Những sản phẩm nội thất văn phòng thường dùng loại gỗ này.
– Cốt gỗ HDF nhìn chung có khá nhiều ưu điểm. Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, độ cứng cao. Chống ẩm tốt hơn gỗ MDF. Khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên. Bề mặt nhẵn bóng và đồng nhất. HDF được dùng cho các tấm tường, vách ngăn phòng, cửa ra vào… * Bằng cảm quang, chúng ta có thể nhận biết được các loại cốt gỗ khác nhau
– Cốt gỗ dán được làm từ gỗ tự nhiên lạng mỏng ra thành từng tấm dày 1mm rồi ép chúng đan xen lại với nhau cùng chất kết dính. Ưu điểm của gỗ dán là không bị nứt trong điều kiện thông thường, không bị mối mọt, co ngót trong thời tiết ẩm ướt. Các loại bề mặt gỗ công nghiệp thường gặp
Bề mặt Laminate cấu tạo gồm 3 lớp, tương đối dày. Vì vậy khả năng chịu xước, chịu mài mòn của Laminate cũng tốt hơn Melamine, giá thành cũng cao hơn Melamine. Hiện nay Laminate là một trong số những vật liệu nội thất phổ biến.
Melamine khiêm tốn hơn với Laminate cả về màu sắc, bề mặt vân, khả năng chịu mài mòn. Ưu điểm của bề mặt Melamine là quy trình sản xuất đơn giản, gia công nhanh chóng, giá thành rẻ.
* Cấu tạo bề mặt Melamine
Gỗ là một trong những vật liệu được ưu ái sử dụng cho những ngôi nhà phố hiện đại ngày nay. Nó mang trong mình vẻ đẹp sang trọng, huyền bí cho ngôi nhà. Khi cần sự chấm phá cho ngôi nhà phố hiện đại, anh chị hãy thử cân nhắc loại vật liệu này.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Chọn Vật Liệu Xây Dựng Thô Cho Ngôi Nhà Bền Đẹp 2. Các loại kính thường dùng trong thiết kế nhà phố
Khi nhắc đến kính hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến loại kính cường lực quen thuộc. Nhưng thật ra có khá nhiều loại kính khác cũng được sử dụng rộng rãi trong nội thất, chẳng hạn như
– Kính phản quang
Kính phản quang là một dạng của kính cường lực có khả năng phản xạ ánh sáng. Kính phản quang có đặc tính là bức xạ nhiệt tốt. Do vậy, chúng được sử dụng để làm cửa kính, mái kính hay trong những tòa nhà cao tầng.
– Kính bảo ôn
Loại kính này có kết cấu khá đặc biệt với 2 lớp kính có độ dày khác nhau, gắn song song và cách nhau một khoảng chân không. Vì vậy mà khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. Kính bảo ôn thường được dùng làm cửa hay vách ngăn giữa các phòng, các khu vực trong căn hộ.
* Kính là loại vật liệu không thể thiếu trong những căn nhà phố hiện đại ngày nay
– Kính cản nhiệt
Kính Low-E là loại kính được phủ lên trên bề mặt một loại hợp chất đặc biệt có tính phát xạ nhiệt chậm. Nhờ đặc điểm đó mà loại kính này thích hợp cho các công trình ở khu vực thời tiết không tốt.
– Kính cường lực
Là loại kính quá quen thuộc với chúng ta. Được ứng dụng rộng rãi vào những sản phẩm nội thất trong gia đình hay làm cửa, tường, vách ngăn, cầu thang. Với những ứng dụng từ kính cường lực, không gian sống của chúng ta sẽ trở nên thanh lịch, và hiện đại hơn.
* Sự sang trọng, tinh tế trong những thiết kế lấy cảm hứng từ kính
Xem thêm: Xây Nhà Kính Cường Lực: Những Ưu Điểm Bạn Không Thể Bỏ Qua 3. Đá Granite và đá Marble
Đá granite còn gọi là đá hoa cương, đá marble còn gọi là đá cẩm thạch. Đây là hai loại đá được sử dụng nhiều trong nội thất.
Đá Granite có cấu tạo chất đá rắn chắc, có độ bóng cao sau khi mài. Thường được sử dụng để tạc tượng cũng như vật liệu trang trí trong các tòa nhà, lót sàn, bếp, hành lang, ốp tường và một số ứng dụng khác.
Đá Marble có tính xốp, mềm và dễ thấm nước hơn so với đá Granite. Vì thế, nếu không xử lý chống thấm cẩn thận, về lâu dài sẽ thấm nước, bám bụi bẩn và chuyển màu, mất đi vẻ đẹp ban đầu. Về mặt thi công đá Marble cũng khó hơn vì dễ vỡ, mẻ và khó tìm sản phẩm tương đồng. Đá Marble thường có giá cao hơn Granite và thường lát ở những vị trí đặc biệt như cầu thang máy, ốp tường, sàn sảnh đón…
* Đá cẩm thạch có hoa văn sang trọng, trang nhã hơn so với đá hoa cương 4. Ván nhựa Acrylic
Là loại nhựa được tinh chế từ dầu mỏ. Có tính dẻo và dễ uốn cong, dễ dàng tạo hình cho nhiều không gian. Ván nhựa Acrylic có những ưu điểm: đa dạng màu sắc và bền màu trong nhiều môi trường khác nhau. Chống mối mọt, hóa chất, chống trầy xước tốt. Khó biến dạng dưới tác động vật lý, chống cong vênh tốt. Bề mặt sáng bóng, hiện đại và dễ vệ sinh. Ván nhựa Acrylic được xem là vật liệu mới trong thiết kế nội thất, thường được dùng để sản xuất các đồ nội thất gia dụng như kệ tivi, bàn, ghế, tủ bếp, tủ quần áo các đồ nội thất không gian công cộng như văn phòng. 5. Vật liệu xanh-mây tre đan lát
Bên cạnh những vật liệu hiện đại, vật liệu truyền thống như mây tre đan ngày nay vẫn được dùng nhiều trong thiết kế nội thất. Chúng thường dùng làm vách ngăn, bình phong, hoặc những đồ dùng nội thất. Thân thiện với môi trường hơn so với các vật liệu khác, nội thất mây tre giúp tô điểm cho không gian sống của chúng ta vẻ đẹp mộc mạc, dân dã. Thêm nữa, độ bền tương đối cao, giá thành thấp càng góp phần khẳng định vị thế của loại vật liệu này trong xu hướng thiết kế nội thất hiện đại.
Xem thêm: Biệt Thự Vườn 1 Tầng
Vật liệu xây dựng mới mới mang đến cho chúng ta nhiều hơn những sự lựa chọn cho ngôi nhà thân thương của mình. Sự phát triển của vật liệu xây dựng mới trên thế giới đã mở đường cho sự phát triển của vật liệu xây dựng mới tại Việt Nam. Hy vọng rằng với những vật liệu mới trong xây dựng nhà mà Đất Thủ trình bày, anh chị có thể lựa chọn cho mình những vật liệu phù hợp và tối ưu hơn. Tư vấn miễn phí!
từ Kiến trúc sư
Liên hệ ngay Đất Thủ ĐẶT LỊCH HẸN
Liên Kết Tiện Ích ⭐ Xây nhà trọn gói ⭐ Thiết kế nhà đẹp ⭐ Thi công xây dựng
– Đảm bảo tuân thủ các quy định phòng cháy chữa cháy và các hoạt động của phương tiện chữa cháy.
Trường hợp 2: Đất thuộc khoảng lùi
Trường hợp này xảy ra khi chỉ giới xây dựng lùi vào so với chỉ giới đường đỏ.
Kiến trúc công trình tiếp giáp với tuyến đường thuộc trường hợp này phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
– Không một bộ phận, chi tiết kiến trúc nào của công trình xây dựng được vượt quá chỉ giới đường đỏ;
– Đảm bảo tính thống nhất về cảnh quan trên tuyến phố hoặc từng đoạn phố;
– Đảm bảo tuân thủ các quy định phòng cháy chữa cháy và hoạt động của phương tiện chữa cháy.
Mặc dù có quy định về yêu cầu kiến trúc đối với công trình như trên và bảo đảm khoảng lùi tối thiểu thì đất ngoài chỉ giới xây dựng cũng không được xây dựng, nếu xây dựng sẽ vi phạm chỉ giới (căn cứ theo khái niệm chỉ giới xây dựng, hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật Xây dựng 2014 và quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng).
Chỉ giới xây dựng là gì? Vi phạm chỉ giới xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)
3. Mức phạt khi vi phạm chỉ giới xây dựng
Căn cứ điểm b khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, hành vi xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng bị phạt tiền từ 50 – 60 triệu đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền thì xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng sẽ buộc phải tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm mà không được điều chỉnh giấy phép xây dựng để hợp thức hóa hành vi vi phạm này (theo điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP).
Xem thêm: Cách hợp thức hóa công trình xây dựng trái phép, không phép
4. Cách xem thông tin quy hoạch, chỉ giới xây dựng
Cách 1: Xem thông tin trên mạng
Xem thêm : Tóm tắt tiểu sử Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
Theo khoản 16 Điều 28 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018, hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng phải được công khai, đồng thời thông tin quy hoạch cũng như chỉ giới xây dựng được đăng tải trên trang thông tin điện tử và phương tiện thông tin đại chúng.
Cách 2: Yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin
Khoản 16 Điều 28 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận, xử lý và cung cấp thông tin quy hoạch khi có yêu cầu.
Đồng thời, cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cung cấp thông tin về chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ khi tổ chức, cơ quan, cá nhân có yêu cầu trong phạm vi đồ án quy hoạch xây dựng do mình quản lý.
Do vậy, để biết thông tin về quy hoạch, chỉ giới xây dựng thì người dân có quyền yêu cầu UBND các cấp cung cấp thông tin (nên hỏi tại UBND xã, phường, thị trấn hoặc trực tiếp công chức địa chính – xây dựng xã, phường, thị trấn).
Cách 3: Thông qua giấy phép xây dựng
Đối với công trình phải xin giấy phép xây dựng trước khi khởi công thì xem thông tin chỉ giới xây dựng tại giấy phép xây dựng vì đây là nội dung chủ yếu của giấy phép.
Tóm lại, người dân xem chỉ giới xây dựng thông qua một số phương thức sau:
– Qua mạng nếu biết cách đọc thông tin chỉ giới xây dựng, biết cách xem hiệu lực của văn bản (còn hay đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung).
– Hỏi/yêu cầu UBND xã, phường, thị trấn mà trực tiếp là công chức địa chính – xây dựng.
– Xem trong giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin giấy phép.
Trên đây là quy định trả lời cho câu hỏi: Chỉ giới xây dựng là gì và một số thông tin có liên quan. Khi cần giải đáp hãy liên hệ với LuatVietnam qua số 1900.6192.
>> Khoảng lùi xây dựng là gì? Khoảng lùi từ từ 05/7/2021 có gì mới?
>> Mật độ xây dựng là gì? Quy định về mật độ xây dựng từ ngày 05/7/2021
Nguồn: https://firsthomepremium.vn
Danh mục: Thông tin