Cây cầu sắt vẫn khai thác sau hơn một thé kỷ
Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua con sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên của Hà Nội. Cây cầu do Pháp xây dựng từ năm 1898 đến 1902 dưới thời Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ là Doumer. Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, cầu gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ với lối kiến trúc độc đáo. Cây cầu được thiết kế với một đường sắt đơn chạy ở giữa còn hai bên là hai làn đường dành cho xe đạp và người đi bộ.
Bạn đang xem: Cầu Long Biên được xây dựng từ bao giờ?
Có một điều mà ít người biết về cây cầu đó chính là việc nó đã từng là cây cầu dài thứ hai trên thế giới (chỉ sau cầu Brooklyn bắc qua sông East-River của Mỹ), thậm chí được gọi là tháp Eiffel nằm ngang của Hà Nội.
Xem thêm : Lãi Suất Ngân Hàng Xây Dựng (CBBank) Tháng 9/2023
Khi xây cầu Long Biên, ban đầu, nhà thầu không tin tưởng vào nhân công người Việt nên họ thuê không nhiều và số đông được thuê là thợ Trung Quốc, vì người Trung Quốc to, khỏe và cũng từng tham gia các công trình lớn. Thợ người Việt trước đó chỉ quen với công việc đồng áng nên nhà thầu đã tổ chức đào tạo nghề cho họ ngay tại công trường.
Tuy nhiên, sau một thời gian, hơn 40 đốc công, kỹ sư của nhà thầu nhận thấy thợ người Việt sức yếu hơn nhưng bù lại rất khéo tay. Họ tán các ri vê rất đều và nhẵn. Lúc cao điểm công trường có tới 3.000 thợ người Việt. Có thể coi những người thợ sắt, thợ xây, thợ cẩu, thợ đá… này là những lớp công nhân Việt Nam đầu tiên.
Không chỉ nhân công người Việt, cầu Long Biên sử dụng tới 75% vật liệu trong nước, gồm 30.000m3 khối đá, hàng vạn mét gỗ lim lát mặt hai bên cánh gà lấy từ Thanh Hóa, hàng vạn tấn vôi chuyển từ Huế ra và hàng tấn xi măng Hải Phòng. Khởi công ngày 12-9-1898 nhưng đến ngày 3-2-1902, nghĩa là chỉ hơn 3 năm cầu đã được hợp long và ngày 28-2-1902 lễ khánh thành được tổ chức trọng thể.
Xem thêm : Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh
Nơi lưu giữ cho chúng ta kỷ niệm một thời
Vào thời điểm đó, đây là cây cầu dài thứ hai thế giới, sau cầu Brooklyn ở Mỹ. Cầu mang tên toàn quyền Paul Doumer nhưng dân chúng gọi là cầu Long Biên với ý nghĩa nó nằm bên cạnh thành Thăng Long xưa.
Vào tháng 10/1954, Hà Nội ngập trong biển cờ hoa mừng ngày giải phóng thủ đô, cầu Long Biên cũng đứng đó và chứng kiến niềm hân hoan của dân tộc. Và rồi 21 năm sau, cây cầu lại một lần nữa chứng kiến niềm vui độc lập thống nhất đất nước, miền Nam được giải phóng. Cứ như thế, trải qua hơn 100 năm lịch sử, cây cầu không còn là một hiện vật vô tri vô giác, nó như người bạn đồng hành cùng mỗi người dân và đất nước ta vậy.
Cầu Long Biên chắc là cây cầu gắn với những kỉ niệm, cây cầu mà những bạn trẻ thường chạy xe ra dừng lại hóng gió một ngày hứng lên hay ngày nào đó cảm thấy bí bách cần một không gian thoáng đãng để thở. Cây cầu cũng là nơi các bạn sinh viên vẫn hay tụ tập ngồi lại đàn hát vui vẻ, là nơi lưu giữ những kỉ niệm của mỗi chúng ta.
Nguồn: https://firsthomepremium.vn
Danh mục: Thông tin