Hơn nửa thế kỷ qua, với nhiều cơ hội, thuận lợi song cũng không ít khó khăn, thách thức, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đã từng bước trưởng thành, phát huy truyền thống sáng tạo, đổi mới, đóng góp vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng Thủ đô và đất nước.
- Báo cáo Không phù hợp: Cách Báo cáo Vấn đề Chất lượng
- 9 Loại Vật Liệu Xây Dựng Mới Bền Vững – Đẹp – Bảo Vệ Môi Trường Phan Phong 2023-07-27T10:13:06+07:00 Vật liệu xây dựng mới giúp các căn nhà phố hiện đại trở nên bền vững hơn, tối ưu về mặt chi phí. Ngoài ra còn đảm bảo tính thẩm mỹ cao, thân thiện môi trường. Những khám phá về vật liệu mới trong xây dựng, trong thiết kế nội thất mang tới những trải nghiệm sống đẳng cấp trong những thiết kế nhà phố hiện đại. Chúng đáp ứng được đòi hỏi về kỹ thuật, độ bền, và tính tinh tế của công trình. Tổng quan nội dung bài viết Toggle 4 loại vật liệu mới trong xây dựng hiện nayTổng hợp 5 vật liệu mới trong nội thất 4 loại vật liệu mới trong xây dựng hiện nay Có khá nhiều loại vật liệu mới được tìm ra trên thế giới. Nhưng để đưa vào ứng dụng rộng rãi trong xây dựng thì cần một khoảng thời gian dài. Trong những vật liệu xây dựng mới trong kiến trúc tại Việt Nam, phải kể đến đầu tiên là tấm lợp sinh thái, gạch không nung và panel ALC. 1. Sàn Vinyl Sàn nhựa Vinyl được làm từ nhựa polyvinyl clorua (PVC) với những tính năng nổi bật như độ bền cao, kháng khuẩn, chống bụi tốt, chống trơn trượt, mẫu mã đa dạng. Bên cạnh việc dùng gạch Ceremic hoặc gỗ, đá để lót sàn cho những ngôi nhà phố, sàn Vinyl hiện nay là một sự lựa chọn được đông đảo gia chủ ưu ái. So với việc thi công sàn nhà bằng gỗ hoặc đá, sàn nhựa Vinyl có thiết kế hoa văn giả gỗ và đá với tính năng phù hợp với từng khu vực khác nhau giúp anh chị có thể tối ưu được chi phí thi công hơn. * Cấu tạo sàn Vinyl 2. Tấm lợp sinh thái (tôn sinh thái) Sản xuất từ nguyên liệu tái sinh thân thiện môi trường, có trọng lượng siêu nhẹ. Thiết kế kiểu dáng dạng sóng và màu sắc giống ngói cải tiến. Tấm lợp sinh thái không chứa chất độc Amiăng (loại chất gây ung thư có trong các tấm lợp fibro xi măng thường dùng). Tấm lợp sinh thái có trọng lượng nhẹ, cách âm, cách nhiệt tốt bên cạnh khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt. Với những ưu điểm ấy, tấm lợp sinh thái là một trong số những vật liệu mới trong kiến trúc được cân nhắc sử dụng cho những công trình nhà phố hiện nay. * Tấm lợp sinh thái Outduline 3. Gạch không nung Khái niệm gạch không nung không mới nhưng thực tế hiện nay loại gạch này vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi. Dù có thông tư 13/2017/tt-bxd của bộ xây dựng quy định về việc sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng. Xét về thành phần cấu tạo, gạch không nung có thể chia ra thành các loại: Gạch không nung tự nhiên và gạch papanh Gạch bê tông cốt liệu (block) Gạch bê tông khí chưng áp AAC Gạch bê tông bọt Với những ưu điểm của gạch không nung như: trọng lượng nhẹ, cách âm cách nhiệt tốt, chịu lực tốt, giá thành thấp hơn gạch nung và thân thiện với môi trường. Hy vọng trong tương lai không xa, loại vật liệu này sẽ được sử dụng rộng rãi hơn. * Những loại gạch không nung phổ biến hiện nay 4. Panel bê tông khí chưng áp (ALC) Đây là một ứng dụng của tấm tường AAC có gia cường lưới thép. Panel ALC có những ưu điểm: Siêu nhẹ. Với dùng một diện tích xây dựng, tấm tường panel ALC chỉ bằng ½ trọng lượng tường xây gạch tuynel (gạch nung) dày 10 cm, và chỉ bằng ¼ tường xây gạch tuynel dày 20 cm. Cường độ cao: Khả năng chịu lực va đập tương đương với tường gạch tuynel chất lượng cao hiện nay. Khả năng chống cháy cao: Sản phẩm là vật liệu vô cơ và không bắt cháy, kết cấu nhiều lỗ khí nhỏ không dẫn nhiệt, do đó chống cháy tốt. Cách nhiệt, cách âm tốt. * Panel bê tông nhẹ ALC Hiện nay, panel ALC dần được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, được coi như loại vật liệu mới thay thế tường gạch. Việc thi công những ngôi nhà phố ứng dụng theo phương pháp lắp ghép này giúp rút ngắn thời gian và chi phí thi công. Tổng hợp 5 vật liệu mới trong nội thất Những vật liệu quen thuộc giờ đây dần được thay thế bằng những vật liệu mới bởi những ưu điểm vượt trội của chúng. Tại Việt Nam hiện nay, những vật liệu mới trong thiết kế nội thất phải kể đến như: Gỗ công nghiệp Các loại kính Đá Granite, đá Marble Ván nhựa Acrylic Vật liệu xanh-mây tre đan lát 1. Gỗ công nghiệp Vật liệu gỗ mới dùng trong nội thất được chia ra gỗ cốt liệu và bề mặt gỗ công nghiệp. Ứng dụng để làm sàn nhà, ốp tường, cầu thang, lan can, cửa phòng… và các đồ nội thất trong gia đình như bàn, tủ, kệ. Gỗ cốt liệu Các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến: cốt gỗ MFC, cốt gỗ MDF, cốt gỗ HDF và cốt gỗ dán. – Cốt gỗ MFC còn có tên khác là ván dăm. Đặc điểm dễ thấy là không mịn. Khi nhìn bằng mắt thường có thể dễ dàng phân biệt các dăm gỗ. Loại gỗ này thường được dùng bàn làm việc, tủ trong gia đình. – Cốt gỗ MDF (ván mịn), với loại gỗ này khi nhìn bằng mắt, ta dễ dàng thấy được sự nhẵn nhụi. MDF có công nghệ sản xuất phức tạp hơn nên giá thành cao hơn MFC. Những sản phẩm nội thất văn phòng thường dùng loại gỗ này. – Cốt gỗ HDF nhìn chung có khá nhiều ưu điểm. Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, độ cứng cao. Chống ẩm tốt hơn gỗ MDF. Khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên. Bề mặt nhẵn bóng và đồng nhất. HDF được dùng cho các tấm tường, vách ngăn phòng, cửa ra vào… * Bằng cảm quang, chúng ta có thể nhận biết được các loại cốt gỗ khác nhau – Cốt gỗ dán được làm từ gỗ tự nhiên lạng mỏng ra thành từng tấm dày 1mm rồi ép chúng đan xen lại với nhau cùng chất kết dính. Ưu điểm của gỗ dán là không bị nứt trong điều kiện thông thường, không bị mối mọt, co ngót trong thời tiết ẩm ướt. Các loại bề mặt gỗ công nghiệp thường gặp Bề mặt Laminate cấu tạo gồm 3 lớp, tương đối dày. Vì vậy khả năng chịu xước, chịu mài mòn của Laminate cũng tốt hơn Melamine, giá thành cũng cao hơn Melamine. Hiện nay Laminate là một trong số những vật liệu nội thất phổ biến. Melamine khiêm tốn hơn với Laminate cả về màu sắc, bề mặt vân, khả năng chịu mài mòn. Ưu điểm của bề mặt Melamine là quy trình sản xuất đơn giản, gia công nhanh chóng, giá thành rẻ. * Cấu tạo bề mặt Melamine Gỗ là một trong những vật liệu được ưu ái sử dụng cho những ngôi nhà phố hiện đại ngày nay. Nó mang trong mình vẻ đẹp sang trọng, huyền bí cho ngôi nhà. Khi cần sự chấm phá cho ngôi nhà phố hiện đại, anh chị hãy thử cân nhắc loại vật liệu này. Xem thêm: Kinh Nghiệm Chọn Vật Liệu Xây Dựng Thô Cho Ngôi Nhà Bền Đẹp 2. Các loại kính thường dùng trong thiết kế nhà phố Khi nhắc đến kính hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến loại kính cường lực quen thuộc. Nhưng thật ra có khá nhiều loại kính khác cũng được sử dụng rộng rãi trong nội thất, chẳng hạn như – Kính phản quang Kính phản quang là một dạng của kính cường lực có khả năng phản xạ ánh sáng. Kính phản quang có đặc tính là bức xạ nhiệt tốt. Do vậy, chúng được sử dụng để làm cửa kính, mái kính hay trong những tòa nhà cao tầng. – Kính bảo ôn Loại kính này có kết cấu khá đặc biệt với 2 lớp kính có độ dày khác nhau, gắn song song và cách nhau một khoảng chân không. Vì vậy mà khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. Kính bảo ôn thường được dùng làm cửa hay vách ngăn giữa các phòng, các khu vực trong căn hộ. * Kính là loại vật liệu không thể thiếu trong những căn nhà phố hiện đại ngày nay – Kính cản nhiệt Kính Low-E là loại kính được phủ lên trên bề mặt một loại hợp chất đặc biệt có tính phát xạ nhiệt chậm. Nhờ đặc điểm đó mà loại kính này thích hợp cho các công trình ở khu vực thời tiết không tốt. – Kính cường lực Là loại kính quá quen thuộc với chúng ta. Được ứng dụng rộng rãi vào những sản phẩm nội thất trong gia đình hay làm cửa, tường, vách ngăn, cầu thang. Với những ứng dụng từ kính cường lực, không gian sống của chúng ta sẽ trở nên thanh lịch, và hiện đại hơn. * Sự sang trọng, tinh tế trong những thiết kế lấy cảm hứng từ kính Xem thêm: Xây Nhà Kính Cường Lực: Những Ưu Điểm Bạn Không Thể Bỏ Qua 3. Đá Granite và đá Marble Đá granite còn gọi là đá hoa cương, đá marble còn gọi là đá cẩm thạch. Đây là hai loại đá được sử dụng nhiều trong nội thất. Đá Granite có cấu tạo chất đá rắn chắc, có độ bóng cao sau khi mài. Thường được sử dụng để tạc tượng cũng như vật liệu trang trí trong các tòa nhà, lót sàn, bếp, hành lang, ốp tường và một số ứng dụng khác. Đá Marble có tính xốp, mềm và dễ thấm nước hơn so với đá Granite. Vì thế, nếu không xử lý chống thấm cẩn thận, về lâu dài sẽ thấm nước, bám bụi bẩn và chuyển màu, mất đi vẻ đẹp ban đầu. Về mặt thi công đá Marble cũng khó hơn vì dễ vỡ, mẻ và khó tìm sản phẩm tương đồng. Đá Marble thường có giá cao hơn Granite và thường lát ở những vị trí đặc biệt như cầu thang máy, ốp tường, sàn sảnh đón… * Đá cẩm thạch có hoa văn sang trọng, trang nhã hơn so với đá hoa cương 4. Ván nhựa Acrylic Là loại nhựa được tinh chế từ dầu mỏ. Có tính dẻo và dễ uốn cong, dễ dàng tạo hình cho nhiều không gian. Ván nhựa Acrylic có những ưu điểm: đa dạng màu sắc và bền màu trong nhiều môi trường khác nhau. Chống mối mọt, hóa chất, chống trầy xước tốt. Khó biến dạng dưới tác động vật lý, chống cong vênh tốt. Bề mặt sáng bóng, hiện đại và dễ vệ sinh. Ván nhựa Acrylic được xem là vật liệu mới trong thiết kế nội thất, thường được dùng để sản xuất các đồ nội thất gia dụng như kệ tivi, bàn, ghế, tủ bếp, tủ quần áo các đồ nội thất không gian công cộng như văn phòng. 5. Vật liệu xanh-mây tre đan lát Bên cạnh những vật liệu hiện đại, vật liệu truyền thống như mây tre đan ngày nay vẫn được dùng nhiều trong thiết kế nội thất. Chúng thường dùng làm vách ngăn, bình phong, hoặc những đồ dùng nội thất. Thân thiện với môi trường hơn so với các vật liệu khác, nội thất mây tre giúp tô điểm cho không gian sống của chúng ta vẻ đẹp mộc mạc, dân dã. Thêm nữa, độ bền tương đối cao, giá thành thấp càng góp phần khẳng định vị thế của loại vật liệu này trong xu hướng thiết kế nội thất hiện đại. Xem thêm: Biệt Thự Vườn 1 Tầng Vật liệu xây dựng mới mới mang đến cho chúng ta nhiều hơn những sự lựa chọn cho ngôi nhà thân thương của mình. Sự phát triển của vật liệu xây dựng mới trên thế giới đã mở đường cho sự phát triển của vật liệu xây dựng mới tại Việt Nam. Hy vọng rằng với những vật liệu mới trong xây dựng nhà mà Đất Thủ trình bày, anh chị có thể lựa chọn cho mình những vật liệu phù hợp và tối ưu hơn. Tư vấn miễn phí! từ Kiến trúc sư Liên hệ ngay Đất Thủ ĐẶT LỊCH HẸN Liên Kết Tiện Ích ⭐ Xây nhà trọn gói ⭐ Thiết kế nhà đẹp ⭐ Thi công xây dựng
- Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 12 – Đề số 19 có lời giải chi tiết
- Bảng kê nguyên vật liệu xây nhà
- Nghị định 50/2021/NĐ-CP: quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng
Cách đây 60 năm, năm 1962, giữa lúc bộn bề của công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Ủy ban Hành chính Thành phố Hà Nội đã quyết định thành lập Viện Thiết kế Quy hoạch Hà Nội (tiền thân của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội ngày nay) để có một tổ chức nghiên cứu thiết kế, đáp ứng các yêu cầu quản lý phát triển và xây dựng Thành phố theo quy hoạch.

Giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, xóa bỏ cơ chế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, khi đó Viện cũng được thay đổi cơ chế quản lý từ chỗ làm theo kế hoạch được giao hằng năm chuyển thành đơn vị hạch toán có thu, tự trang trải kinh phí hoạt động nhưng vẫn phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị được giao. Thời kỳ này, Viện đã phối hợp chặt chẽ với Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn – Bộ Xây dựng, nghiên cứu điều chỉnh lại Quy hoạch chung Hà Nội do chuyên gia Liên Xô nghiên cứu trước đây để phù hợp hơn với nguồn lực đầu tư và tình hình kinh tế của Thủ đô.
Xem thêm : Công ty CP XD Phước Thành | Top 5 nhà thầu xuất sắc nhất
Những năm 1990, Thành phố xây dựng mô hình Kiến trúc sư Trưởng, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lúc này được biên chế trực thuộc Văn phòng Kiến trúc sư Trưởng Thành phố với vai trò đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phục vụ cơ quan Kiến trúc sư Trưởng đối với công tác quy hoạch xây dựng. Đồng thời bộ máy tổ chức được sắp xếp lại thành các xưởng khép kín, đồng bộ cả kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp ứng kịp thời công tác lập quy hoạch trên địa bàn Thành phố. Ban lãnh đạo Viện đã sớm nhận thức được tiềm năng, sức mạnh của khoa học – công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin sẽ tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có nghiên cứu quy hoạch, vì vậy, Viện đã nhanh chóng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ song song với việc đào tạo nguồn nhân lực và tăng cường hợp tác với các đối tác nhiều kinh nghiệm ứng dụng công nghệ như Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản,… Với phương châm tự lực đi lên, bằng hình thức tự học, tự đào tạo, trong thời gian ngắn đội ngũ cán bộ thiết kế, cán bộ can vẽ của Viện đã có thể từng bước chuyển sang sử dụng các phần mềm thiết kế phục vụ lập quy hoạch. Đây là cơ sở quan trọng để chuẩn bị đưa công nghệ vào bản đồ quy hoạch, trước khi công nghệ thông tin trở nên phổ biến toàn xã hội.
Với kinh nghiệm dày dặn về chuyên môn trong công tác quy hoạch xây dựng ở Thủ đô, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội luôn là lựa chọn hàng đầu để lập các đồ án quy hoạch ở Thủ đô, sự tham gia của Viện như một đảm bảo cho chất lượng đồ án đối với cả cơ quan quản lý các cấp cũng như chủ đầu tư. Viện đã được Thành phố tín nhiệm giao nhiệm vụ nghiên cứu toàn bộ các quy hoạch chi tiết quận, huyện để cụ thể hóa đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 được phê duyệt năm 1998 và ở giai đoạn sau là 34/35 quy hoạch phân khu đô thị trong đô thị trung tâm theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt năm 2011; Lập 3/5 quy hoạch chung đô thị vệ tinh và tiếp tục triển khai các đồ án quy hoạch phân khu đô thị tại các đô thị vệ tinh.
Đội ngũ các kiến trúc sư, kỹ sư đô thị, cử nhân của Viện hiện lên đến gần 170 người, có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, các đồ án quy hoạch do Viện thực hiện đều đạt chất lượng tốt, là công cụ để các cấp chính quyền quản lý đô thị, quản lý đầu tư xây dựng và triển khai các dự án đầu tư. Viện còn là nơi đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực lãnh đạo quản lý cho Thủ đô, nhiều cán bộ lãnh đạo của các Sở, ngành, các quận, huyện của Thành phố đã được lựa chọn từ Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội.

Xem thêm : Cách xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội hiệu quả
Đánh giá cao những cống hiến của tập thể cán bộ, viên chức, người lao động Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội qua các thời kỳ, Đảng, Nhà nước và Thành phố đã tặng thưởng cho Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua, Bằng khen của UBND Thành phố và các cấp.

Trong thời gian tới, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cần tập trung hoàn thiện: Mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước nhằm mở rộng thông tin, tăng cường các liên kết trao đổi chuyên môn học thuật nhằm nâng cao trình độ và khả năng phối hợp triển khai các dự án phát triển đô thị, quản lý đô thị, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững…; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hợp nhất về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, phát triển đô thị; Chú trọng hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học, không ngừng đổi mới các phương pháp tiếp cận trong công tác lập quy hoạch; Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu quy hoạch và tham mưu tư vấn cho Thành phố trong công tác quản lý phát triển đô thị; Thường xuyên quan tâm xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và các tổ chức Đoàn thể vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng với các nền kinh tế khu vực và thế giới, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới. Với kinh nghiệm và truyền thống 60 năm xây dựng và trưởng thành, với tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo trong công tác, với ý chí cống hiến, nghị lực, trí tuệ và tài năng của mình, đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội luôn vững bước đi lên, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, kế hoạch được giao, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô và đất nước.
Nguồn: http://firsthomepremium.vn
Danh mục: Thông tin